'Tăng lương hả - tăng bao nhiêu, giá cả bên ngoài tăng gấp nhiều lần rồi'
Ghế da thể thao hai tông màu, trang trí với chỉ khâu màu đỏ tương phản. Ghế trước chỉnh điện 8 hướng cho vị trí lái, nhớ 3 vị trí ghế lái, đệm hơi tựa lưng chỉnh điện 4 hướng, tích hợp sưởi và làm mát. Tuy nhiên, hàng ghế sau vẫn chỉnh cơ.Ô tô biển xanh bị xe container 'bẻ gương' vì vượt ẩu trên cầu
Người mẫu Việt đi cong lưng, di chuyển kỳ dị, nhà thiết kế nói gì?
"Trung tâm ung bướu của Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện rất tốt phẫu trị, hóa trị trong điều trị ung thư nhưng, mỗi năm vẫn có hơn 2.000 bệnh nhân ung thư tại đây phải chuyển tuyến lên Hà Nội xạ trị, do bệnh viện chưa có đủ trang thiết bị", đó là chia sẻ của bác sĩ Chuyên khoa 2 Lê Văn Tịnh, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc về thực tế tại bệnh viện này.Theo ông Tịnh, với đội ngũ nhân lực luôn được nâng cao về chuyên môn và điều kiện trang thiết bị, tỷ lệ bệnh nhân nội trú tại bệnh viện tỉnh phải chuyển lên tuyến trên đã giảm từ 9,3% (năm 2021) xuống còn 4,2% trong năm 2024. "Nếu được trang bị đầy đủ thêm về trang thiết bị với một số chuyên khoa, tỷ lệ chuyển tuyến của chúng tôi sẽ tiếp tục giảm, dưới 4%", ông Tịnh nhận định. Tại hội nghị nâng cao chất lượng y tế tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hôm nay, khẳng định đã và hỗ trợ y tế tỉnh toàn diện về chuyên môn, đào tạo nhân lực, đặc biệt với Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Đào Xuân Cơ đánh giá: "Hiện, đây là bệnh viện tỉnh được xây đẹp nhất phía bắc nhưng đang còn thiếu trang thiết bị y tế, như tim mạch, ung bướu".Theo ông Cơ, trước Vĩnh Phúc Bệnh viện Bạch Mai, đã ký kết 12 tỉnh hỗ trợ nâng cao năng lực y tế. Bạch Mai hiện có thế mạnh đa khoa hoàn chỉnh với 57 chuyên khoa, mỗi khoa quy mô tương đương bệnh viện chuyên khoa với hàng trăm nhân lực. Ví dụ như, Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày nội soi tiêu hóa 800 - 1.200 ca. Với ung bướu, năm nay sẽ có thêm các hệ thống trang thiết bị hiện đại phục vụ chẩn đoán, điều trị. Ông Cơ cho rằng, để phát triển y tế, có thêm nguồn kinh phí mua sắm trang thiết bị, thay vì chỉ chờ đợi nguồn đầu tư từ "miếng bánh" ngân sách địa phương, đề nghị Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc đề xuất hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh chấp thuận cho bệnh viện công như Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc có thêm dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu, cung cấp dịch vụ cho người bệnh có khả năng chi trả. Nguồn thu từ khám chữa bệnh theo yêu cầu giúp bệnh viện cân đối thu chi, đặc biệt có nguồn cho nhân lực và mua sắm trang thiết bị phục vụ người bệnh bảo hiểm y tế. Vì bệnh viện đa khoa tỉnh hiện đã cơ sở hạ tầng rất tốt nhưng trang thiết bị thì còn thiếu nhiều.Qua khảo sát thực tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, ông Cơ đánh giá, bệnh viện tỉnh đã khánh thành Trung tâm Đột quỵ, nhưng cần đầu tư thêm máy để phát triển hiệu quả hơn. Hay với chuyên khoa tim mạch, đội ngũ bác sĩ của bệnh viện năng lực tốt nhưng vẫn cần thêm máy chụp mạch để làm tốt hơn nữa công tác chuyên môn.Với chuyên khoa ung thư, ông Cơ chia sẻ, tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 1,3 triệu dân nhưng mỗi năm đang phải chuyển 2.000 - 2.300 bệnh nhân lên Hà Nội để xạ trị, rất vất vả cho người bệnh.
Công nghệ an toàn
Hơn 20 năm không cất được nhà vì quy hoạch treo
Với phương châm "sống xanh, ăn sạch", chị Dương đã xây dựng một mô hình vườn sân thượng không chỉ đẹp mắt mà còn hoàn toàn tự cung, tự cấp. Những loại cây trái như cóc, lựu đặc biệt phát triển mạnh mẽ, cho quả sai trĩu quanh năm. Để có được thành quả này, chị Dương chia sẻ rằng việc chăm sóc và sử dụng phân bón hữu cơ là một yếu tố quan trọng."Mỗi khi về quê, mình lại mang theo vài bao phân bò, kết hợp với phân chuồng từ đàn bồ câu để bón cho cây. Mình chỉ sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục trước khi bón, để cây có thể hấp thụ dinh dưỡng một cách hiệu quả", chị Dương chia sẻ. Quy trình này giúp giảm thiểu việc sử dụng phân hóa học, đồng thời bảo vệ sức khỏe của gia đình.Ngoài việc chăm sóc thường xuyên, chị Dương còn đặc biệt chú trọng đến việc xử lý phân hữu cơ. Phân bò sau khi được mang về sẽ ủ hoai mục trong thùng kín khoảng 20 ngày. Quá trình này giúp phân phân hủy hoàn toàn, loại bỏ mùi hôi và trở thành nguồn dinh dưỡng cho cây trồng.Chị Dương cũng tận dụng phân từ đàn bồ câu, tuy nhiên loại này cần được xử lý kỹ lưỡng trước khi sử dụng. Ngoài ra, chị Dương còn sử dụng các loại phân bón tự chế từ vỏ trứng, vỏ chuối và lá cây mục để bổ sung thêm khoáng chất, vitamin cho cây. Các loại phân bón này giúp cải tạo đất, tăng cường vi sinh vật có lợi, tạo một môi trường sống lý tưởng cho cây cối phát triển.Để cây phát triển đều đặn và khỏe mạnh, chị Dương bón phân hữu cơ cho vườn ba tháng một lần. Cùng với đó, việc tưới nước đều đặn ngày 2 lần cũng rất quan trọng.Hai con của chị Dương rất thích lên sân thượng chơi, cùng mẹ tưới cây, ngắm đàn bồ câu bay. "Khu vườn còn là nơi mình giải tỏa căng thẳng, ngắm cây phát triển từng ngày khiến lòng thấy vui hơn", chị Dương nói.Một trong những lợi ích nổi bật từ khu vườn của chị Dương là gia đình chị ít khi phải mua các loại rau gia vị như: ngò, rau thơm, hay gừng... "Tất cả những loại rau gia vị này đều có sẵn trong vườn suốt năm", chị Dương vui vẻ chia sẻ. Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, việc tự trồng rau gia vị cũng đảm bảo chất lượng sạch sẽ, không lo hóa chất, mang lại hương vị thơm ngon cho các món ăn.Chị Dương cho biết khu vườn không chỉ là niềm đam mê mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho gia đình. "Với những trái cây sạch và rau củ tươi ngon từ vườn, gia đình mình không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn bảo vệ sức khỏe, hạn chế thực phẩm có hóa chất", chị Dương chia sẻ.Chị Dương hy vọng rằng, qua câu chuyện của mình, sẽ có thêm nhiều người làm vườn sân thượng để tạo ra những không gian sống xanh, sạch, góp phần vào việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.